Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Về phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có KTS. Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm, TS. Nguyễn Phước Hải Trung và lãnh đạo các phòng ban tham dự, trong dịp này Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp để triển lãm nhằm làm rõ hơn giá trị về tư liệu Quốc Sử Quán triều Nguyễn để làm rõ hơn giá trí của việc biên soạn, ghi chép và khắc in bộ Đại Nam Thực Lục dưới thời vua Nguyễn.
Quốc sử quán triều Nguyễn được manh nha từ triều vua Gia Long với việc thành lập Sử cục (năm 1811) và chính thức được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên (1820) và khai trương, đi vào hoạt động năm Minh Mạng thứ 2 (1821) dưới triều Thánh tổ Nhân hoàng đế. Các triều vua Nguyễn rất quan tâm và chú trọng xây dựng, phát triển Quốc sử quán. Là cơ quan biên soạn chính sử cấp quốc gia nên hoạt động của Quốc sử quán rất chỉnh chu trong khâu tuyển chọn nhân sự, tổ chức bộ máy với các chức vụ quyền hạn rõ ràng, với đầy đủ các chức như Giám tu (Chỉ đạo); Tổng tài (Chủ biên); Phó Tổng tài (Phó Chủ biên); Toản tu (chịu trách nhiệm sưu tập tư liệu); Biên tu (Biên tập viên); Khảo hiệu, hiệu san (khảo đính, hiệu đính); Thu chưởng, biện sự (giữ tài liệu và làm các việc khác); Đằng lục (viết chép)... Bên cạnh đó, triều đình còn tuyển chọn người viết chữ đẹp, chọn mua gỗ và tuyển thợ xẻ gỗ, thợ khắc in cùng các công tác hậu cần khác (mua mực in, lựa chọn giấy để in rập...)
Bởi thế Quốc sử quán cùng với Nội các đã hoàn thành việc biên tập, san khắc nhiều bộ Sử, địa chí văn hóa lớn của Việt Nam như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đồng Khánh địa dư chí... trong đó nổi bật nhất chính là bộ Đại Nam thực lục (bao gồm cả Đại Nam liệt truyện, tiền biên và chính biên) – một bộ chính sử đặc biệt giá trị của triều Nguyễn, góp công không nhỏ trong việc lưu truyền, phổ quát về lịch sử, văn hiến của nước ta cho đến ngày nay.
Những năm đầu thế kỷ XX, triều Nguyễn đã tổ chức dịch thuật ra quốc ngữ một số tư liệu liên quan đến Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện để cung cấp cho các trường học, nhưng số lượng hạn chế. Vào những năm 1962 - 1978, Viện Sử học Việt Nam mới bắt đầu công bố dần các bản dịch về Đại Nam thực lục từ Tiền biên đến Chính biên liệt truyện đệ lục kỷ (38 tập). Nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ sách này, từ năm 2002 đến 2007, Viện Sử học đã liên kết với Nhà xuất bản Giáo Dục cho ra mắt 10 tập sách Đại Nam thực lục (tái bản lần thứ nhất).
Tuy vậy, vì số lượng in ấn không nhiều, trong khi đây là bộ sách giá trị và rất cần thiết đối với những người yêu quý lịch sử văn hóa Việt Nam, nên Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam đã liên kết xuất bản và cho ra mắt bộ sách Đại Nam thực lục 10 tập (tái bản lần thứ 2) nhân kỷ niệm 60 năm lần xuất bản Đại Nam thực lục đầu tiên bằng quốc ngữ (1962-2022).
Đại Nam thực lục là bộ chính sử quan trọng của triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam, do Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn. Do vậy, việc tái bản bộ sách này sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử thời Nguyễn, đồng thời qua đó nâng cao và lan tỏa hơn nữa niềm yêu thích về lịch sử văn hóa Việt Nam.