Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Với ý nghĩa đó, chiều ngày 10/01/2023, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội-Huế, Trung tâm phối hợp với Tiến sĩ Amandine Dabat (Quốc tịch Pháp, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, là người đã từng làm luận án Tiến sỹ về cuộc đời làm nghệ thuật của vua Hàm Nghi) tổ chức “Giới thiệu về cuộc đời và nghệ thuật của vua Hàm Nghi”. Tại sự kiện, Tiến sĩ Amandine Dabat đã giới thiệu thông tin, hình ảnh, di vật về cuộc đời và các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi cũng như một số tư liệu sưu tầm ở trong nước để người dân Việt Nam có dịp chiêm ngưỡng và hiểu thêm về cuộc đời của vua Hàm Nghi. Phát biểu tại buổi giới thiệu, Giám đốc Hoàng Việt Trung nhấn mạnh rằng Trung tâm đang tiếp tục có trao đổi hợp và tác chặt chẽ với Tiến sĩ Amandine Dabat để chia sẽ và tiếp nhận lưu trữ nhiều dữ liệu gốc, dữ liệu điện tử quan trọng liên quan đến Vua Hàm Nghi trong tương lai. Đồng thời, “Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đang có đề xuất tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp tại Aix en Provence, các bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và chuyên gia bảo tồn tại Pháp nhằm trao đổi và tìm kiếm nguồn tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến Triều Nguyễn phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu di tích Huế trong thời gian tới.”
Cũng trong chuỗi sự kiện này, chiều cùng ngày, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã khai mạc không gian trưng bày về Vua Hàm Nghi với chủ đề “Vua Hàm Nghi (1871-1944) Cuộc đời và Nghệ thuật” tại nhà Tế Tửu. Ngoài lãnh đạo các ban ngành văn hóa trong tỉnh, hoạt động đã thu hút nhiều danh sĩ trí thức Huế, Hoàng tộc Huế và sinh viên cộng đồng Pháp ngữ (Francophone) tại Huế tham dự.
Chuỗi sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra nhiều cơ hội giao giao lưu văn hoá và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Pháp; trong bối cảnh năm 2023 là mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời là kỷ niệm 10 năm thiết lập đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp.