Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Trung tâm (Trung tâm BTDTCĐ Huế) nhận được thư điện tử của GS.Nakagawa Takeshi, Nhật Bản thông báo về chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm vào ngày 21/3/2023 trong khuôn khổ chương trình làm việc tại thành phố Huế từ ngày 21-25/3/2023 của đoàn. Đoàn gồm 05 người do GS.Nakagawa Takeshi làm trưởng đoàn.
Trong chương trình làm việc tại Huế từ 21-25/3, GS. Nakagawa Takeshi và đoàn đã có buổi gặp gỡ làm việc với Ban lãnh đạo Trung tâm BTDTCĐ Huế vào sáng 9h00, ngày 21/3/2023 và tham quan khảo sát di tích.
Buổi gặp gỡ GS.Nakagawa Takeshi đã nêu ra một số vấn đề để trao đổi:
- Đời sống của người dân trong vùng du lịch, những ảnh hưởng khi phát triển du lịch.
- Lắng nghe những thay đổi mới, những ý kiến, câu chuyện chia sẻ thông tin từ Trung tâm
Tiếp chuyện, ông Hoàng Việt Trung đã bày tỏ sự biết ơn với những tâm huyết, đóng góp vô cùng quý báu của GS.Nakagawa Takeshi từ năm 1990 đến nay. Hiện nay, quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản cũng như riêng với Tỉnh Thừa Thiên Huế với các tổ chức, cá nhân rất sâu sắc và chặt chẽ. Và trong năm qua Trung tâm cũng đã ký hợp tác với một số tổ chức, kiến trúc sư toàn Nhật bản về cảnh quan, thủy đạo lăng vua Gia Long và vùng phụ cận, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Trùng tu điện Thái Hòa, Phục dựng Điện Cần Chánh,…có sự nghiên cứu, hợp tác cùng đại học Washeda nay sắp thành hiện thực.
Năm nay Trung tâm sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớn: Kỉ niệm 30 năm quần thể di tích cố đô là Di sản Thế giới, 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận, 30 năm thực hiện công ước UNESCO, dự kiến sẽ mời Nhật Bản tham gia trong dịp tháng 6 sắp tới.
Trong cuộc gặp mặt lần trước, vấn đề về biến đổi khí hậu và những hiện trạng địa tầng tại Điện Huệ Nam lần này được nhắc lại và đoàn đã lên khảo sát thực địa trực tiếp về địa tầng tại Điện Huệ Nam và đề xuất, khuyến nghị về sạt lở đất đai xói lở ở ngôi điện này. Đoàn cũng đã tham quan tại một số điểm di tích khác như: Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Khu trưng bày về Vua Hàm Nghi,…