Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Ngày nay, hơn 3.000 đền thờ và chùa tập trung tại thành phố Bagan, một số lượng đền chùa lớn nhất trên thế giới trải dài trên khắp vùng đồng bằng sông Irrawady. Trước những thăng trầm của thời gian, trải qua sự tàn phá của thiên tai, đặc biệt là các trận động đất năm 1975, nhiều di tích còn sót lại cũng bị phá hủy nghiêm trọng. Tham quan Bagan lần đầu tiên, ngày 8 tháng 8 năm 2012, Tổng giám đốc UNESCO đã khuyến khích Nhà nước Myanma gửi lại các đề cử ghi danh cho quần thể kiến trúc trên vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Myanma phê chuẩn Công ước Di sản Thế giới vào năm 1994 và lần đầu tiên có di sản đề cử vào năm 1996. Tuy nhiên, đề cử này đã bị trả lại do thiếu cơ sở lý luận về di sản, công tác quản lý di sản và chưa có kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật cho công tác này. Theo khuyến nghị, các nhà quản lý đã thông qua một khuôn khổ hành lang pháp lý và xây dựng hệ thống quản lý di sản chặt chẽ để bảo vệ tốt hơn di sản văn hóa của quốc gia. Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO cùng với ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới đã viếng thăm 10 ngôi đền chùa, tu viện và các di sản được khai quật tại Cung điện, cũng như các bảo tàng. Những pho tượng bằng gỗ tếch vàng từ thế kỷ 11 và 12 vô cùng sinh động, các di tích tôn giáo nổi tiếng cùng với những bức tranh tường độc đáo đã gây ấn tượng sâu sắc và giúp cho người hành hương cùng du khách hiểu thêm về cuộc đời của Đức Phật. Trong chuyến thăm của Tổng giám đốc UNESCO tại Bagan, Cục trưởng Cục Khảo cổ học, Bảo tàng và Thư viện Quốc gia, Ông U Kyaw Oo Lwin, kêu gọi UNESCO cùng các quốc gia trên thế giới đóng góp và chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn để giúp Myanma trong việc phục hồi, bảo tồn và quá trình đề cử quần thể di tích trên. Chính phủ, bên cạnh mục đích đưa thành phố Pyu cổ đại đề cử vào danh sách di sản thế giới vào năm 2013, cũng phải triển khai kế hoạch nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc xây dựng hệ thống bảo quản và bảo tồn các di sản nơi đây. UNESCO hợp tác với Cục Khảo cổ học, Bảo tàng và Thư viện Quốc gia Myanma thực hiện 1 dự án với 530,000 USD, sẽ được triển khai trong năm nay, để Bagan tiến hành khảo sát, đánh giá và làm cơ sở cho một khóa đào tạo "Xây dựng nguồn năng lực cho việc Bảo vệ Di sản văn hóa tại Myanma.". Các di sản, trong đó có khoảng 15 làng trong vòng bán kính 42 km2, cũng đang bị đe dọa bởi áp lực về việc sử dụng đất cho phát triển kinh tế và tiềm năng du lịch. Myanma cần phải tích cực thúc đẩy công tác quản lý bền vững các cảnh quan văn hóa độc đáo này trước nguy cơ các di sản văn hóa quốc gia bị thương mại hóa hiện nay.