Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Hồ Tịnh Tâm – Vườn ngự uyển bên Kinh thành Huế
Hồ Tịnh Tâm nay thuộc phường Thuận Thành vốn là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại. Năm 1822, triều Nguyễn đã huy động tới 8.000 binh lính tham gia việc cải tạo, biến hồ trở thành vườn ngự uyển bên ngoài Đại nội của hoàng gia.

Vào năm Minh Mạng thứ 3, nhà vua đã huy động đến 8.000 binh lính dốc sức ngày đêm cải tạo hồ Ký Tế, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao. Sau đó hồ Ký Tế đổi tên thành hồ Tịnh Tâm và là vườn ngự uyển đẹp trữ tình bậc nhất của Kinh thành Huế.

Đi dạo bên hồ. Ảnh: Báo Lao động.

Đi dạo bên hồ. Ảnh: Báo Lao động.

Hồ có hình chữ nhật, chu vi 1500m. Trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu, được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch.

Hồ là công trình tuyệt mỹ thời nhà Nguyễn. Ảnh: Báo Lao động.

Hồ là công trình tuyệt mỹ thời nhà Nguyễn. Ảnh: Báo Lao động.

Bốn mặt hồ có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông Hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Quanh các đảo và dọc bờ hồ trồng các loại liễu, trúc, hoa cỏ lạ, dưới lòng hồ trồng sen bách diệp.

Cầu Hồng Cừ bắc qua đảo Bồng Lai. Ảnh: Báo Lao động.

Cầu Hồng Cừ bắc qua đảo Bồng Lai. Ảnh: Báo Lao động.

Nổi bật nhất của hồ là đảo Bồng Lai nằm ở phía nam. Giữa đảo có điện Bồng Doanh kiến trúc 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói lưu li. Điện quay mặt về hướng nam có lan can gạch bao quanh, cầu Bồng Doanh nối đảo với bờ hồ phía nam.

Những lũy tre làng trong ngự uyển. Ảnh: Báo Tiền phong.

Những lũy tre làng trong vườn ngự uyển. Ảnh: Báo Tiền phong.

Phía đông điện Bồng Doanh có nhà Thủy tạ Thanh Tâm, phía tây điện có lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là cửa và cầu Hồng Cừ.

Ảnh: rimmart3101

Ảnh: rimmart3101

Hồ Tịnh Tâm là cả tổng thể kiến trúc cung đình gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, được phân bố giữa khung cảnh thiên nhiên có sẵn và được bàn tay con người cải tạo thêm thành công trình kiến trúc cầu kỳ, thẩm mỹ mà hài hòa với thiên nhiên.

Sen bách diệp. Ảnh: Báo Lao động.

Sen bách diệp. Ảnh: Báo Lao động.

Người xưa khi thiết kế hồ thành chữ Tâm (心) lớn với đường cong là nét chính mặt hồ cùng ba chấm là ba hòn đảo nổi bật trên mặt nước tạo thành bức tranh thư pháp thiên nhiên như chống bồng lai tiên cảnh.

Cảnh đẹp của hồ Tịnh Tâm ngay từ đầu đã khiến bao người say mê, tạo nguồn cảm hứng, đề tài cho các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… sáng tác các tác phẩm văn chương.

Du ngoạn bên hồ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Du ngoạn bên hồ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Trong các tác phẩm đó có mười bài thơ mang tên “Bắc hồ thập cảnh” của vua Minh Mạng. Và trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp xứ Thần Kinh, vua Thiệu Trị xếp hồ Tịnh Tâm vào vị trí thứ 3. Vua cũng cho in thơ và cảnh hồ để treo ở các cung điện.

www.ivivu.com