01/09/2016 5:54:20 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CÁC DI SẢN VĂN HÓA CUNG ĐÌNH THỜI NGUYỄN - NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ (từ 15 đến 17/9/2016)
Theo kế hoạch công tác năm 2016 của đơn vị, được sự đồng ý của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn vào trung tuần tháng 9 năm 2016.

1. Mục đích tổ chức: tổng kết quá trình nghiên cứu, đánh giá về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn tại Cố đô Huế trên các phương diện: Giá trị di sản, quá trình nghiên cứu, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, từ đó xây dựng môt chiến lược toàn diện về bảo tồn bền vững, phát huy các giá trị di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại, tăng cường quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Huế, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Tiêu đề hội thảoHội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị.

Nội dung Hội thảo sẽ chủ yếu tập trung vào 5 di sản liên quan đến triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận và một số di sản khác

- Di sản vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế; hệ thống cổ vật cung đình;

- Di sản phi vật thể: Nhã nhạc, nghệ thuật diễn xướng cung đình, hệ thống lễ hội cung đình, ẩm thực cung đình, hệ thống nghề truyền thống… ;

- Di sản tư liệu: Mộc bản, Châu bản, Thơ văn trên kiến trúc cung đình; các tư liệu của triều Nguyễn và của Huế xưa…

Ngôn ngữ chính sử dụng trong Hội thảo: Tiếng Việt. Ngoài ra có sự hỗ trợ phiên dịch tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Hàn cho các đại biểu quốc tế.

3. Thời gian tổ chức Hội thảo:  từ ngày 15 đến 17/9/2016.   Theo chương trình, hội thảo sẽ diễn ra trong 03 ngày:

- Ngày 15/9: đón tiếp đại biểu đến Huế; các đại biểu dự khai mạc Triển lãm  “ Một điểm đến – Năm Di sản” tại Hữu Vu, Đại Nội Huế xem Triển lãm “ Quốc hiệu và Kinh đô đất nước qua các thời kỳ lịch sử (từ khởi thủy đến 1945) tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại Nội Huế; dự khánh thành công trình bảo tồn tu bổ di tích Triệu Tổ Miếu;  dự buổi gặp mặt chào mừng do UBND tỉnh và Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức vào buổi tối.

- Ngày 16/9: đại biểu tham gia các phiên họp chính của Hội thảo

- Ngày 17/9, các đại biểu tham quan, khảo sát thực tế các di tích Huế.

 Trong thời gian Hội thảo, còn có các hoạt động ngoài lề, chia sẻ thông tin giữa các đại biểu và những người quan tâm đến di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn.

4. Địa điểm tổ chức: Phòng họp Le Cinéma, Khách sạn Saigon Morin (30 Lê Lợi, Thành phố Huế).

5. Thành phần đại biểu, khách mời dự hội thảo:

Hội thảo lần này thu hút được sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế. Trong số 200 đại biểu dự kiến tham dự, có 20 đại biểu quốc tế đến từ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học nổi tiếng ở 4 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức; có khoảng 40 đại biểu đại diện cho các cơ quan nghiên cứu, một số Bộ, ngành như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng), các nhà nghiên cứu trong nước đến từ các viện, tổ chức nghiên cứu: Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Bảo tồn Di tích,  Viện Văn hóa, Nhạc viện Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I(Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt),…; có khoảng 140 đại biểu từ các cơ quan ban ngành trong tỉnh, các đơn vị chuyên môn (Khoa Lịch sử và Khoa Kiến trúc & Quy hoạch thuộc Đại học Khoa học, Học viện Âm nhạc Huế, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật miền Trung, Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung),…các hiệp hội (Khoa học lịch sử, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Kiến trúc sư,…) và một số nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử có tên tuổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, còn có phóng viên các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và địa phương có văn phòng trên địa bàn thành phố Huế.

6. Số lượng bài tham luận: Dự kiến khoảng 30-35 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ Hiệp hội Kiến trúc sư và Kỹ sư toàn Nhật Bản, Đức, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Văn hóa, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhạc viện Hà Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong nước, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế, các nhà nghiên cứu Huế, các đối tác của Trung tâm...

7. Các hoạt động liên quan và hưởng ứng:

- Triển lãm “ Quốc hiệu và Kinh đô đất nước qua các thời kỳ lịch sử (từ khởi thủy đến 1945) tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại Nội Huế (phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4) diễn ra từ 01/9 đến 01/12/2016.

- Triển lãm “ Một điểm đến – Năm Di sản” tại Hữu Vu, Đại Nội Huế sẽ khai mạc từ 15/9/2016

 

Các thông tin cần biết thêm, vui lòng liên hệ:

a.       Ông  Phan Thanh Hải, tel: 0914 066 189, email: thanhhai.ditich@gmail.com

b.      Ông Nguyễn Phước Hải Trung, tel: 0913 510 341, email:

 nguyenphuochaitrung2007@gmail.com

c.       Ông Nguyễn Văn Phúc, tel: 0913 490 151, email: uyen.phuc@gmail.com

d.      Bà Lê Thị An Hòa: tel: 0913 426 511, email: haihoaha@gmail.com

e.       Bà Lê Thị Thanh Bình, tel: 0935 100 776, email: haute02@gmail.com.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Các bài khác