Embellishing, restore and introduce traditional handicrafts that existed under the Nguyen Dynasty, Hue traditional crafts, in the space of the Interior - Hue Citadel
Audio guide is an electronic technology application that helps to automate the narration for visitors, especially international retailers and guests using rare languages.
The images of the Nguyen Dynasty citadel are fully and vividly displayed along with the daily activities and rituals in the palace hundreds of years ago.
Inside the Hue Royal Palace, there is a souvenir photo shoot for tourists to visit under the costumes of the emperor, king, queen, princess, prince and concubine.
To give visitors the opportunity to visit the area around the Citadel and all the tourist attractions inside the Citadel without spending much time.
Visitors can contact directly to register for a guided tour program, visitors can contact the guide right at the monuments.
Đại diện đón tiếp đoàn có ông Nguyễn Hoàn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị; Trần Anh Tuấn, Chủ tịch huyện Cam Lộ, Nguyễn Thanh Bắc, Phó chủ tịch huyện Cam Lộ, đại diện Sở Ngoại vụ; phòng Văn hóa Thông tin huyện Cam Lộ.
Sau khi dâng hương hoa, giới thiệu và phát biểu về mục đích chuyến viếng thăm của đoàn công tác, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phát biểu: Muốn hình thành con đường kháng chiến, không phải chỉ có Huế và Cam Lộ (Quảng Trị) mà còn đi ra Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)…hình thành câu chuyện để nói lên tinh thần gian khổ, tinh thần hi sinh vì dân tộc của vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước, truyền lại cho các thế hệ sau đó là sứ mệnh chung, toàn cầu hóa.
Cô Amandine Dabat cũng bày tỏ sự xúc động khi viếng thăm Đền Tân Sở, xem đó là một nơi cực kỳ quan trọng với vua Hàm Nghi và bản thân không thể nói nên lời. Và cô Amandine Dabat cũng hứa sẽ trao tặng cho đền một ống điếu nữa (Di vật của vua Hàm Nghi có 3 ống điếu, 1 cái đã trao tặng cho Trung tâm ngày 10/1/2023) của vua Hàm Nghi trong lần công tác tiếp theo về Việt Nam.
Sơ lược về lịch sử thành và đền Tân Sở:
Với quyết tâm kháng chiến và thực hiện kế hoạch định sẵn của triều đình Huế kể từ khi thiết lập hệ thống sơn phòng dọc các tỉnh miền Trung vào tháng 12/1883 Thành Tân Sở ở Cam Lộ là Kinh đô dự phòng cho cuộc chiến đấu lâu dài. Nơi đây 140 năm trước đã từng là "kinh đô kháng chiến". Vào sáng ngày 05/7/1885 (23/5/Ất Dậu) sự thất bại trong cuộc tấn công quân Pháp của triều đình nhà Nguyễn ngay tại Kinh thành Huế đã dẫn đến cuộc hành trình của vua Hàm Nghi ra Thành Quảng Trị. Ngày 09/7/1885, đoàn hộ tống vua Hàm Nghi với khoảng 500 người rời thành Quảng Trị đi lên thành Tân Sở tại Cam Lộ vào ngày 10/7/1885 mở đầu hành trình yêu nước của vị hoàng đế thiếu niên tại đây nhà vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (giúp vua chống giặc) ngày 13/7/1885, châm ngòi cho phong trào Cần Vương chống Pháp bùng nổ trên phạm vi cả nước.
Những dấu chân của vua Hàm Nghi đã để lại trên cả 8 huyện, thị, thành của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, thành Tân Sở ở huyện Cam Lộ tuy được xem là một “Kinh thành phù du” theo cách gọi của người Pháp, vì vua Hàm Nghi chỉ đóng quân tại đây trong 16 ngày (từ ngày 10/7 đến 26/7/1885, trong đó có 4 ngày đại quân kéo ra Bắc rồi quay trở lại), nhưng từng giữ vai trò là điểm tựa vật chất và tinh thần to lớn cho vương triều Nguyễn trong suốt thời gian dài chuẩn bị chiến tranh với Pháp trước ngày Kinh đô Huế thất thủ (12/1883 - 7/1885).
Ngày nay, để tưởng niệm và lưu giữ những dấu tích lịch sử, hình ảnh của vua Hàm Nghi, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã xây Đền tưởng niệm Vua Hàm Nghi ngay tại di tích thành Tân Sở (thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ). Đây là nơi để chúng ta nhớ đến ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc, đồng thời, góp phần dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay luôn biết tự hào về nền độc lập dân tộc và đấu tranh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đền tưởng niệm vua Hàm Nghi được thiết kế, mô phỏng theo phong cách kiến trúc nhà Nguyễn. Sau quá trình xây dựng, đền được UBND tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Cam Lộ tổ chức khánh thành vào ngày 13/7/2020. Trước đó, ngày 12/7/2020, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cùng lãnh đạo huyện Cam Lộ phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ rước long vị Vua Hàm Nghi từ Thế Tổ miếu trong Đại nội Huế về an vị tại Đền tưởng niệm Vua Hàm Nghi và chiến sĩ Cần Vương tại Di tích quốc gia Tân Sở, theo nghi thức truyền thống. Đội hình rước long vị của vua xây dựng dựa trên mô hình rước vua, trong nghi thức cung đình triều Nguyễn.