4/29/2016 9:41:18 AM
view font
Đọc bài viết:
TẾ NAM GIAO-MỘT GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐẶC SẮC CỦA CUNG ĐÌNH NGUYỄN
Vào lúc 00h00 ngày 29/4/2016, (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Bính Thân), lễ tế đàn Nam Giao đã được tổ chức tại đàn Nam Giao thuộc phường Trường An, thành phố Huế dưới sự chủ trì của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và sự thừa hành của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Theo quan niệm của người xưa, trời và đất là hai chủ thể sáng tạo ra nhân loại. Nói cách khác, đất trời tượng trưng cho cha và mẹ. Thế nên, dưới các triều đại phong kiến, hằng năm đều có lễ tế trời đất. Đây là nghi thức được xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) của quốc gia tại các nước Đông Á. Lễ tế này được gọi là tế Giao. Nguyên nghĩa chữ “Giao” là vùng đất ngoài thành khoảng một trăm dặm. Ngày xưa, vào tiết đông chí, vua tế trời ở Nam Giao, tiết hạ chí thì tế đất tại bắc Giao, nên tế trời, đất gọi là tế Giao. Khi lấy Kinh thành làm trung tâm, người xưa phân biệt Giao gồm có bốn vùng Nam, Bắc, Đông, Tây. Với quan niệm: “Thiên phúc địa tải” (đất chở trời che), từ xa xưa, con người phải cúng trời và đất với tâm niệm cầu “quốc thái dân an”, “thái bình thịnh trị”, và “phong điều vũ thuận” (mưa thuận gió hoà).

Buổi lễ được diễn ra với sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng đông đảo nhân dân trong Tỉnh và du khách thập phương đến với Huế trong dịp Festival 2016 này. Buổi lễ chia làm 2 phần. Phần đầu là các nghi thức chính do lãnh đạo Tỉnh làm tiến hành, và phần 2 là lễ dâng hương dành cho nhân dân. Tuy không nằm trong chương trình chính của Festival Huế 2016 nhưng lễ tế Nam Giao là một điểm nhấn tạo nên sự thành công về mặt văn hóa và tâm linh cho Festival Huế 2016.

Ý Nhi