7/3/2023 3:07:05 PM
view font
Đọc bài viết:
THỪA THIÊN HUẾ THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DANH HIỆU UNESCO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
Hôm nay, ngày 03 tháng 7 năm 2023 Ủy ban Quốc gia UNESCO phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam”. Ninh Bình hiện là nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu danh hiệu “kép” của UNESCO: Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Hôm nay, ngày 03 tháng 7 năm 2023 Ủy ban Quốc gia UNESCO phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam”. Ninh Bình hiện là nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu danh hiệu “kép” của UNESCO: Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tham dự hội nghị có Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Tổ chức UNESCO, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO của một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lãnh đạo các Bộ, ngành, tỉnh, thành địa phương có danh hiệu UNESCO, cùng 200 đại biểu các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ủy quyền TS. Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tham dự và trình bày trước hội nghị tham luận về “Hoạt động thực hành trình diễn di sản Phi vật thể, phát huy giá trị các danh hiệu di sản tại cố đô Huế từ nhận thức phát triển bền vững”.

Hội nghị có nhiều phiên chuyên đề được các diễn giả đưa ra thảo luận về các vấn đề:

-  Thực tiễn về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững Việt Nam;

-  Kinh nghiệm Quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững;

-  Giải pháp huy động nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, TS.Nguyễn Phước Hải Trung chia sẻ:  Di sản văn hóa phi vật thể gắn với Quần thể Di tích cố đô Huế rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình. Chỉ tính riêng các hình thức diễn xướng đã có đến 03 loại hình cơ bản và tiêu biểu như tuồng cung đình, múa cung đình và âm nhạc cung đình. Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2013, Thừa Thiên Huế đã tập trung bảo tồn và phát huy các di sản này nhằm tạo ra các điểm nhấn tái hiện không gian lịch sử làm tăng thêm giá trị điểm đến, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du khách, hướng đến tăng trưởng nguồn thu, tạo nguồn lực tái tạo di sản. Góp phần vào việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo tinh thần của Nghị quyết số 54 ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Sau hội nghị, các đại biểu sẽ tham quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An, Danh thắng Tam Chúc, gặp gỡ trao đổi với các đại diện của cộng đồng địa phương. Hội nghị kéo dài từ ngày 02/07/2023 đến hết ngày 04/07/2023.

Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế