12/09/2009 3:17:46 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh là một công trình nghệ thuật bằng đồng có giá trị nhất tại Huế nói riêng, và Việt Nam nói chung. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, tên được lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó.

Cửu Đỉnh
 
- Cao Đỉnh: vua Gia Long
- Nhân Đỉnh: vua Minh Mạng
- Chương Đỉnh: vua Thiệu Trị
- Anh Đỉnh: vua Tự Đức
- Nghị Đỉnh: vua Kiến Phúc
- Thuần Đỉnh: vua Đồng Khánh
- Tuyên Đỉnh: vua Khải Định


Dũ ĐỉnhHuyền Đỉnh chưa tượng trưng cho ông vua nào cả, mặc dù ngoài các vị Vua nói trên, triều Nguyễn còn 6 vị vua khác: Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại.
 

 

 

Họa tiết cây Lúa trên Cao Đỉnh

Kích thước và trọng lượng các đỉnh không giống nhau. Cao Đỉnh cao 2,5m, nặng 2601kg - là đỉnh cao và nặng nhất. Huyền Đỉnh cao 2,31m, nặng 1935kg - là đỉnh thấp và nhẹ nhất. Quanh hông mỗi đỉnh đều chạm trổ 17 cảnh vật. Như vậy có tới 153 cảnh vật được chạm nổi trên Cửu Đỉnh. Đó là các hình ảnh: núi, sông, trăng, sao, cây cối, hoa, súc vật, vũ khí, xe, thuyền v.v... Có thể xem 153 bức chạm khắc ấy là 153 bức tranh. Ta sẽ thấy sông Hồng trên Tuyên Đỉnh, sông Cửu Long trên Huyền Đỉnh, sông Hương trên Nhân Đỉnh.