25/12/2022 10:14:30 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đạt thành tích cao tại Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) tham gia dự thi “Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức từ ngày 19 - 24/12/2022 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Các tiết mục dự thi mang âm sắc Cung đình Huế với chủ đề “Ngàn năm cố đô văn hiến”. Kết thúc hội thi, Nhà hát xuất sắc đạt 04 giải: - Giải Dàn nhạc Truyền thống Xuất sắc tại Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 - Cố đô ngàn năm văn hiến: - 01 Huy chương Vàng (Tiết mục: Xuân Khánh hỷ) - 02 Huy chương Bạc (Tiết mục: Xây dựng Kinh đô và Ngân vọng Cung bằng).
Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 20220 - Cố đô ngàn năm văn hiến
Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 20220 - Cố đô ngàn năm văn hiến

CHƯƠNG TRÌNH

THAM GIA LIÊN HOAN ÂM NHẠC ASEAN – 2022

Tên chương trình:

NGÀN NĂM CỐ ĐÔ VĂN HIẾN

Ekip thực hiện:

- Chỉ đạo nội dung:

Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.

- Chỉ đạo Nghệ thuật:

NSND Phan Thị Bạch Hạc

- Tác giả lời bình:

Nguyễn Phước Hải Trung

- Chỉ huy dàn nhạc:

NSƯT Hoàng Trọng Cương

- Cố vấn âm nhạc:

NSƯT, Đỗ An

- Phụ trách sân khấu:

Phan Ngọc Hoàng

- Dàn dựng và phối khí âm nhạc:

NSƯT Đỗ An, NSƯT Trần Đại Dũng, NSƯT Hoàng Trọng Cương.

- Âm thanh, ánh sáng:

Anh Tuấn, Việt Tấn.

 

Cố đô Huế là nơi ẩn chứa biết bao ký ức về triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Kể từ năm 1802 đến năm 1945, triều Nguyễn đã trải qua gần 150 năm tồn tại, để lại cùng hậu thế một phức hệ di sản với nhiều loại hình khác nhau. Các nghệ nhân, nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế sẽ giới thiệu cùng “Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022” một chương trình trường ca âm nhạc mang tính sử thi, được dàn dựng trên cung giai âm sắc gợi về Hoàng cung một thuở.

Năm 1802, vua Gia Long chọn Phú Xuân định đô, hình thành nên triều Nguyễn; năm1804, đặt quốc hiệu đất nước là Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào kỷ nguyên xây dựng và phát triển đất nước ở một tầm cao mới.

Tiết mục mở màn VÓ NGỰA TRƯỜNG CHINH

Tác giả: NSƯT Trần Đại Dũng

 

Nhằm không ngừng củng cố lực lượng, công cuộc chấn hưng binh bị luôn được triều Nguyễn chú trọng. Các đạo quân như bộ binh, thủy binh, tượng binh, mã binh, hỏa pháo binh, ngự lâm quân luôn được huấn luyện, diễn tập, hoàn thiện... tạo ra tiềm lực góp phần gìn giữ bảo vệ giang sơn gấm vóc...

Tiết mục CHẤN HƯNG BINH BỊ

Sưu tầm: NSND Phan Thị Bạch Hạc

 

Kinh đô Phú Xuân dần dần được kiến tạo. Nhiều công trình kiến trúc liên tục đã được xây dựng, củng cố dưới thời các triều vua Nguyễn nhằm phục vụ bộ máy hành chính của triều đình cũng như sinh hoạt của hoàng gia:

Thái bình chế độ mới

Mở rộng quy mô xưa

Văn vất cùng tụ hội

Gió xuân tràn Kinh đô.

Tiết mục XÂY DỰNG KINH ĐÔ

Tác giả:  NSƯT Hoàng Trọng Cương

 

Giang sơn củng cố, đất nước bước vào cảnh thái bình với những vận hội mới:

Dấy nghiệp văn thôi võ

Lúc biển lặng sóng yên

Nghi thức theo điển lệ

Lễ nhạc cử uy nghiêm

Tiết mục KHÚC KHẢI HOÀN

Tác giả:  NSƯT Hoàng Trọng Cương

 

Đất Kinh kỳ hội tụ, Thuận Hoá - Phú Xuân xưa thực sự là chiếc nôi sản sinh những khúc điệu vang ngân trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm:

Nhạc lễ được san định

Giáo hóa rộng muôn nơi

Văn hiến tô rực rỡ

Tỏa rạng khắp đất trời.

Tiết mục NGÂN VỌNG CUNG BẰNG

Sưu tầm: Nghệ nhân Dương Phúc Long

 

Nước Việt Nam qua nhiều diễn trình lịch sử đã thống nhất giang san gấm vóc. Thiên hạ yên vui, muôn dân, trăm họ ấm no, hạnh phúc. Trong sắc xuân ấm áp, sắc người thêm vẻ, cây cỏ thêm tươi, dạt dào theo năm tháng mà lan xa rộng tỏa.

Tiết mục XUÂN KHÁNH HỶ

Tác giả:  NSƯT Hoàng Trọng Cương

 

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế