Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Sau phiên khai mạc sáng ngày 18/5/2016, Hội nghị Toàn thể Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) lần thứ 7 diễn ra tại thành phố Huế tiếp tục các phiên họp chính thức xem xét đánh giá hoạt động thường niên của các nước thành viên năm 2015, các chương trình hoạt động được thông qua từ Hội nghị MOWCAP lần thứ 6, và đặc biệt đã xem xét và bỏ phiếu cho 16 hồ sơ của 11 nước thành viên đệ trình đăng ký công nhận Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hồ sơ đăng ký công nhận năm 2016 đến từ các nước: Trung Quốc (gồm cả Macao) 04 hồ sơ; Việt Nam và Malaysia đều có 2 hồ sơ; Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Uzbekistan, Nhật Bản, Singapore, Iran, Myanmar, Mông Cổ mỗi nước có 1 hồ sơ.
Hai hồ sơ của Việt Nam đăng ký năm nay là “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản trường học Phúc Giang” (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” là một di sản tư liệu thể hiện tư tưởng của các vị vua triều Nguyễn (1802-1945) về lịch sử, độc lập dân tộc, văn hóa, quan niệm trị quốc, dân sinh. Theo nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” là một loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt. Đây là nơi “xuất bản” và “lưu trữ” tư liệu độc đáo và riêng có tại Cố đô Huế. “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”, với gần 3.000 họa tiết trang trí thơ văn, là di sản quý giá, không thấy xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới; với sự phong phú đa dạng về nội dung, thể hiện trên nhiều chất kiệu khác nhau như gỗ, đá, đồng, pháp lam, khảm sành sứ, sơn son thếp vàng… “Mộc bản trường học Phúc Giang” (hay còn được biết đến với tên gọi Mộc bản Trường Lưu) là các tư liệu đươc khắc trên bản gỗ thị khá tinh xảo, thư pháp đẹp, chứ đựng nhiều thông tin về văn h óa, giáo dục, kinh tế xã hội, sự giao lưu giữa cá dòng họ, hiện đang được lưu trữ tại Phúc Giang thư viện thuộc dòng họ Nguyễn Huy, từ năm 1758-1788.
Với những giá trị nổi bật của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” đã được Hội đồng MOWCAP đánh giá cao, nhận được sự chấp thuận tuyệt đối của các thành viên và đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào lúc 17h15 ngày 19/5/2016. Trong chiều cùng ngày Việt Nam vinh dự có thêm “Mộc bản trường học Phúc Giang” cũng được đánh giá cao và được công nhận là Di sản tư liệu. Ngoài 02 di sản tư liệu của Việt Nam, 12 di sản khác của các nước khác, gồm: Trung Quốc (gồm cả Macao) có 4, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Malaysia, Uzbekistan, Nhật Bản, Iran, Myanmar, Mông Cổ mỗi nước có 1 cũng đã được chính thức được MOWCAP công nhận.
Như vậy, đến nay Việt Nam có tất cả 6 Di sản Tư liệu Thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê – Mạc, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản trường học Phúc Giang tỉnh Hà Tĩnh.
Bích Thi - Thanh Phúc