Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Sau khi nghe lãnh đạo Trung tâm giới thiệu về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và báo cáo những khó khăn của Bảo tàng trong việc trưng bày và bảo quản hơn 11.000 cổ vật của triều Nguyễn và các cổ vật Champa. Thủ tướng chia sẻ với Bảo tàng về việc đang tận dung không gian để trưng bày, chưa có không gian phù hợp và đúng công năng của Bảo tàng. Thủ tướng đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có phương án lập dự án xây dựng bảo tàng mới, trên cơ sở lấy lại các nét văn hóa phải tương đồng, kế thừa kiến trúc Điện Long An hài hòa, phù hợp với tổng thể Di tích Cố đô Huế. Đồng thời, cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước khác, ứng dụng công nghệ trong việc trưng bày, giới thiệu cổ vật hiện có.
Tặng quà, biểu dương cán bộ, nhân viên Bảo tàng, Thủ tướng đề nghị bằng tình cảm, trách nhiệm, cán bộ, nhân viên bảo tàng tiếp tục giữ gìn hiện vật, trau dồi kiến thức để giới thiệu các giá trị của hiện vật gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hoá Việt Nam. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sưu tập, bổ sung, phục dựng các di sản, không chỉ các hiện vật mà cả các nét văn hoá tinh thần, sinh hoạt văn hoá, lao động, sản xuất độc đáo của người xưa; lưu truyền cho thế hệ sau.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần làm tốt công tác bảo tồn, phát huy cao nhất giá trị to lớn và lâu dài của các di sản văn hóa trên mảnh đất cố đô, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phục vụ phát triển.