• Tranh Nhị thập tứ hiếu tại Lăng Vua Đồng Khánh
    CHỮ HIẾU THỂ HIỆN TRÊN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC LĂNG VUA ĐỒNG KHÁNH VÀ QUỐC PHỤC TRIỀU NGUYỄN  
    01/06/2023 10:18:02 CH
    Năm 1916, Vua Khải Định lên ngôi đã cho tu sửa điện thờ, xây cất lăng mộ cho cha, ông mình là vua Đồng Khánh và Kiên Thái Vương đều trang trí minh họa điển tích “Nhị thập tứ hiếu: với 24 đồ bản vẽ các bức tranh khảm gỗ và khảm sành sứ trong nội điện Ngưng Hy và hai nhà bia của Kiên Thái Vương. Đây là ngôi lăng mộ đặc biệt và duy nhất được xây dựng qua bốn đời vua mới hoàn thành (1888 - 1923), vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, Tân cổ.
  • Dựng nêu ngày Tết (Tranh mộc bản in trong sách Kỹ thuật của người An Nam "Technique du peuple Annamite" do Henri Oger​ và nghệ nhân người Việt Nam thực hiện năm 1908 – 1909 )
    DỰNG NÊU NGÀY TẾT
    11/01/2023 10:33:37 CH
    Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người ta làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Chữ Tiêu (標) trong Thướng tiêu (上標) có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy [1]. Trước ngày Tết, triều đình làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày Tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu, ngoài ra còn để trừ tà ma gây hại. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
  • Tái hiện sân khấu hóa Lễ Ban sóc thời Nguyễn, năm 2022
    LỄ BAN SÓC (BAN LỊCH) QUA MẤY BÀI THƠ CỦA VUA NGUYỄN & LỄ BAN SÓC TÁI HIỆN TẠI NGỌ MÔN
    30/12/2022 10:48:51 SA
    Nước Đại Nam: Lấy việc khuyến nông làm trọng, Cái ăn của dân ví lớn đất trời. Dưới trên tất thảy như sau, xem lịch số tính thời tiết canh nông; Gần xa đều cùng một mối, cày ruộng nuôi tằm siêng năng đồng áng. Lệ Phát lịch từ trên xuống dưới; Điển Ban Sóc nay cử tiến tại Ngọ Môn. Bá quan tỉnh thành thay dân lĩnh lịch; Muôn họ trong ngoài biết để thi hành. Chép thành lệ ghi lâu dài mãi mãi. Bá cáo xa gần, tất thảy đều nghe.
  • NGƯỜI XƯA SOẠN LỊCH
    26/12/2022 1:02:08 CH
    Vào những triều đại phong kiến Việt Nam, đã có không ít các cơ quan khoa học xã hội, khoa học tự nhiên được hình thành và hoạt động một cách quy củ. Là một trong những cơ quan khoa học tự nhiên, Khâm Thiên Giám được lập ra dưới thời Gia Long (1802-1819) giữ chức năng xem thiên văn, dự báo thời tiết, làm lịch...Nhưng công sở chính thức tại Khâm Thiên Giám đến năm 1826 mới được xây dựng ở phía tây nam Kinh Thành, đến năm 1918 lại được chuyển đến khu vực bên cạnh bộ Học.
  • LĂNG KHẢI ĐỊNH VỚI ĐÔI NÉT VỀ PHONG THỦY
    05/04/2022 5:06:25 CH
    Lăng Khải Định khởi xây từ năm Canh Thân (1920), hoàn thành năm Tân Mùi (1931) ở làng Châu Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, có tên chính thức là Ứng Lăng. Vì trước lăng có khe Châu Ê chảy qua nên trước đây người dân Huế cũng gọi là lăng Châu Ê.
  • HUẾ - 1 ĐIỂM ĐẾN 5 DI SẢN
    16/09/2019 10:21:44 SA
    Lịch sử đã đặt Huế vào vị trí trung tâm văn hóa - chính trị của xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn (1558 - 1777), của triều Tây Sơn (1778 - 1802) rồi kinh đô của cả nước thời các vua Nguyễn (1802- 1945).
  • TRÙNG TU PHỤC HỒI CÁC CỬA KINH THÀNH HUẾ
    25/05/2019 5:26:51 CH
    Kinh thành Huế là một trong những di tích rất quan trọng của quần thể di tích cố đô, đã được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới. Tuy nhiên, trải qua thời gian với các tác động khách quan và chủ quan, di tích này đang ở trong tình trạng xuống cấp khá nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống cửa thành. Trong những nỗ lực nhằm bảo tồn di tích Kinh thành đồng thời góp phần tạo nên một diện mạo mới cho Huế trong Festival 2004, ngày 02/10/2003, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt quyết định số 2885/QĐ-UB cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng tiến hành trùng tu các cửa Chánh Bắc, cửa Thể Nhơn và cửa Đông Nam. Năm 2004, các dự án trên đã hoàn thành. ...
  • Về niên đại và cách dùng từ "Việt cố" trên bia mộ
    12/11/2018 8:41:51 SA
    (Khảo sát, đối chiếu qua nguồn tư liệu thực tế hiện tồn) của Võ Vinh Quang – Đỗ Minh Điền
  • RỒNG - PHƯỢNG TRONG NGHỆ THUẬT THỜI NGUYỄN
    05/09/2018 9:51:07 CH
    Huế là kinh đô cuối cùng của Việt Nam dưới thời quân chủ, được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong (1636-1775), rồi kinh đô của vương triều Tây Sơn (1788-1801), kinh đô của vương triều Nguyễn (1802-1945), vùng đất này đã có quá trình hội tụ, bồi đắp và tỏa sáng khi đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, Huế giữ vị thế là đầu tàu của nền nghệ thuật dân tộc, cả nghệ thuật cung đình cao sang, quý phái và nghệ thuật dân gian sinh động, phong phú.
  • 43 NĂM PHỤC HƯNG DI SẢN VĂN HÓA CỐ ĐÔ HUẾ - TỪ CỨU NGUY KHẨN CẤP ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    04/09/2018 8:01:11 SA
    Nhân kỷ niệm 25 năm Huế được công nhận di sản thế giới đầu tiên (1993-2018), bài viết này xin khái quát lại quá trình phục hưng các giá trị di sản văn hóa của cố đô, những thành tựu và kết quả đạt được cùng một số bài học kinh nghiệm mà chúng tôi sơ bộ tổng kết.

    << < 1 2 3 4 5 > >>