01/04/2022 2:14:08 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Công văn số: 221/BTDT-VP, ngày 16/4/2021 về việc "tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH

CỐ ĐÔ HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 221/BTDT-VP

V/v “tăng cường phòng ngừa, xử lý   hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

 

      Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 4 năm 2021

 

                                 Kính gửi:    Các phòng ban, đơn vị.                             

Thực hiện Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên địa bàn tỉnh;

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế yêu cầu các phòng ban, đơn vị:

1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sở hữu tài sản.

2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia hoạt động góp vốn, huy động vốn và môi giới, bao che, tiếp tay cho các đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, thành lập doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh tài chính, dịch vụ cầm đồ, đòi nợ... vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bất động sản, tài chính, kinh doanh, không gian mạng...

5. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể liên quan vận động nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhận được Công văn này, yêu cầu các phòng ban, đơn vị triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

 - Như trên;

- GĐ và các PGĐ Trung tâm;

- BP TTQB - VP;

- Lưu: VT.

(đã ký)

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

Mai Xuân Minh