• Tiến trình phát triển nghệ thuật Tuồng cung đình Huế  
    31/05/2023 8:30:09 SA
    Hoạt động của triều đình nhà Nguyễn trong việc phát triển nghệ thuật Tuồng, đã có một số ảnh hưởng tích cực, nâng nghệ thuật Tuồng mang nhiều tính dân gian trước đó thành một loại hình nghệ thuật dân tộc hoàn thiện về mặt kịch bản văn học và biểu diễn sân khấu. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề về sự xuất hiện của nghệ thuật Tuồng ở xứ Đàng Trong có từ năm nào, có phải nghệ thuật này đã theo Huyền Trân công chúa cùng các quan vào trấn thủ vùng đất này vẫn còn nhiều tranh cãi. Không quan tâm đến việc tranh cãi của các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ Tuồng ở Huế ngoài việc xem Đào Duy Từ là người khởi xướng cho nghệ thuật cung đình xứ Đàng Trong, thì hiện nay họ vẫn xem Can Cương Hầu (một thầy dạy hát ...
  • Vũ đạo là một ngôn ngữ đặc biệt luôn được các diễn viên lành nghề sử dụng thuần thục khi hóa thân vào vai diễn
    Vũ đạo Tuồng Huế - Nét độc đáo của ngôn ngữ sân khấu
    21/12/2022 10:42:43 SA
    Vũ đạo Tuồng thực chất là những động tác của hình thể, được cường điệu hóa, được diễn viên biểu diễn một cách nhịp nhàng, cân đối “lời đâu bộ đó”. Đây là loại hình nghệ thuật mà hành động và tính cách nhân vật là sợi chỉ xuyên suốt, nếu là người tốt thì khi mới xuất hiện đã là người tốt và nếu người xấu khi xuất hiện ban đầu đã là người xấu, không có nhân vật chuyển biến ban đầu người xấu sau thành người tốt và ngược lại. Dù có tiết tấu nhẹ nhàng hơn so với các vùng miền khác, nhưng vũ đạo Tuồng Huế vẫn đi vào khuôn khổ, kỷ cương, diễn viên giỏi thường đem cả tâm hồn ra để diễn, để hóa thân vào nhân vật với bao: hỉ, nộ, ai, lạc… nên người xem Tuồng tùy sức tưởng tượng ...
  • Trích đoạn Ôn Đình chém Tá (trong vở tuồng Sơn Hậu)
    Tình huống, không gian và thời gian nghệ thuật Tuồng cung đình Huế qua hai vở Sơn Hậu và Ngọn lửa Hồng Sơn
    06/12/2022 11:22:51 SA
    Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Tuồng thành công là do khi xây dựng kịch bản, tác giả đã xây dựng những tình huống độc đáo nhằm bộc lộ tính cách của nhân vật. Đây là một trong những giá trị nghệ thuật đặc sắc góp phần thành công cho các vở Tuồng cung đình Huế nói chung, Tuồng Sơn Hậu và Ngọn lửa Hồng Sơn nói riêng. Ngoài ra, không gian của sân khấu Tuồng cung đình là không gian động, mới đây là cảnh triều đình, bỗng chốc chuyển thành trận địa; đang là đêm tối bỗng chuyển sang ban ngày; đang là rừng núi, sau đó trở thành dòng sông... Do vậy, không gian, thời gian của đặc trưng kịch bản sân khấu Tuồng cung đình chủ yếu dựa vào cảnh, lớp và đặc biệt theo cách diễn xuất mang tính tượng trưng ướt lệ của diễn viên. ...
  • Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đạt nhiều Huy chương tại Liên hoan “Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2022”  
    29/05/2022 11:17:18 SA
    Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần nhằm góp phần xây dựng và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Liên hoan năm nay được tổ chức tại Nghệ An từ ngày 17 – 28/5 nhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022).
  • Cảnh trong vở tuồng “Ngọn lửa Hồng Sơn”
    Sân khấu truyền thống Huế: Tự hào & âu lo
    01/04/2022 1:58:19 CH
    Đạo diễn Trương Tuấn Hải – Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế cho biết, Nhà hát Duyệt Thị Đường chính là môi trường diễn xướng nguyên thuỷ để các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn, làm sống lại các loại hình nghệ thuật cung đình, trong đó có nghệ thuật sân khấu tuồng Huế. Tuy vậy, những nghệ nhân tâm huyết với công việc trao truyền nghề nghiệp cho thế hệ kế cận đang ngày một lớn tuổi nên khó có thể gánh vác công việc này một cách dài hơi.
  • Động tác “khán” trên sân khấu tuồng Huế
    Ngôn ngữ trong vũ đạo tuồng Huế
    01/04/2022 1:52:39 CH
    Huế, vùng đất nổi tiếng hẳn sẽ để lại một khoảng trống lớn trong lịch sử sân khấu Việt Nam nếu thiếu đi sự hiện diện của sân khấu tuồng. Tuy vậy, dù đã từng chiếm địa vị độc tôn kéo dài nhiều thế kỷ nhưng ngày nay tuồng Huế đang dần bị mai một bởi nhiều lẽ. Xét cho cùng, loại hình nghệ thuật độc đáo hội tụ những cái hay, cái đẹp của: kẻ mặt nạ, trang phục, ca từ, vũ đạo… vẫn còn ẩn chứa nhiều điều mới lạ đối với người xem trong thế giới hiện đại hôm nay. Điều này được thể hiện thông qua ngôn ngữ của vũ đạo – một thứ ngôn ngữ múa giúp người xem có thể cảm nhận được nội dung biểu cảm của nhân vật trên sân khấu.
  • Nghệ nhân La Hùng đang kẻ mặt nạ tuồng cho diễn viên
    Gặp người kẻ mặt nạ cho tuồng Huế
    01/04/2022 1:48:12 CH
    Đối với sân khấu tuồng Huế, nghệ thuật kẻ mặt nạ như là một tuyệt tác mỹ thuật mang đầy đủ những giá trị chân – thiện – mỹ, được các nghệ sỹ cung đình sáng tạo dựa trên từng hình tượng của nhân vật sân khấu. Tuy vậy, để kẻ được mặt nạ tuồng, người nghệ sỹ phải hiểu được qui luật phối màu, đặc trưng nhân vật, nội dung vở diễn... tất cả phải thuộc nằm lòng để khi nét cọ đưa lên, họ biết mình phải bắt đầu kẻ từ đâu để mỗi mặt nạ tuồng là một tác phẩm mỹ thuật đặc trưng riêng biệt của hội họa sân khấu. Và trong hành trình khôi phục lại nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ nghệ nhân La Hùng (con trai cố nghệ nhân La Cháu – Nghệ nhân tuồng ...