31/12/2010 4:40:51 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Lăng mộ Hoàng gia thời Nguyễn tại Huế
Lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn là một trong những bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc kinh đô Huế - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO tôn vinh từ năm 1993. Nói đến Huế, người ta không chỉ nghĩ đến thành trì, cung điện, đàn miếu, chùa quán mà còn nghĩ ngay đến các khu lăng tẩm rộng lớn của các vua Nguyễn, những công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống và sự hài hòa với tự nhiên. “Là tác phẩm của những người dân lao động và những người thợ thủ công khéo tay nhất trong nước, những hệ thống kiến trúc ấy biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua, với tính cách riêng biệt của nó, là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa, và mỗi lăng tẩm khêu gợi trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu rừng thiên nhiên bao la gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản; lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm, và lăng Tự Đức gợi cho khánh du ngoạn hồn êm thơ mộng”

Là một đối tượng quan trọng như vậy nên lăng tẩm triều Nguyễn đã được không ít nhà nghiên cứu từ xưa đến nay quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một công trình nghiên cứu tổng thể, nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện về hệ thống kiến trúc độc đáo này. Khảo cứu dưới đây sẽ cố gắng khắc phục khiếm khuyết trên, tuy vậy, trong khuôn khổ một bài viết, tác giả chỉ cố gắng đề cập những vấn đề cơ bản và chung nhất mà thôi.

Nguồn tư liệu chính mà bài viết dựa vào chủ yếu là các tư liệu do triều Nguyễn biên soạn, gồm: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 欽定大南會典事例 (của Nội Các 阮朝內閣), Đại Nam nhất thống chí大南一統誌, Đại Nam thực lục大南實錄, Đại Nam liệt truyện 大南列傳và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên  欽定大南會典事例續編của Quốc Sử quán 阮朝國史館), văn bia tại các khu lăng tẩm triều Nguyễn.

Ngoài ra, tác giả có tham khảo thêm các nghiên cứu của các học giả người Pháp đăng tải trên tập san của Hội Người Yêu Huế Xưa (Bulletin des Amis du Vieux Hué- BAVH) cùng một số công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Tổng thể khu vực Kinh thành và lăng tẩm

Xin mời xem file đính kèm:

TS. Phan Thanh Hải
Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>